PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG ĐỨC
Video hướng dẫn Đăng nhập

Kỷ luật là những gì bạn làm để thay đổi hành vi của con, giúp bé học cách đặt ra giới hạn. 

 7 điều cần lưu ý khi phạt trẻ /  Tôn trọng con ngay cả khi bé mắc lỗi

Kỷ luật vẫn thường bị liên tưởng với trừng phạt. Một số nền văn hóa ủng hộ đòn roi, nhưng cũng nhiều quốc gia phản đối trừng phạt thể chất. Đòn roi được xem là có thể dẫn đến những thay đổi tiêu cực, khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và mất lòng tin. Trong khi đó kỷ luật lành mạnh và công bằng giúp trẻ trưởng thành cả về cảm xúc và nhận thức.

Trái với hình thức trừng phạt (ghi nhận hành vi tiêu cực) là biện pháp củng cố hành vi tích cực, dùng lời khen để động viên mỗi khi trẻ làm điều tốt. Phương pháp này nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn, giúp khuyến khích các hành vi tốt trong tương lai. Hãy ghi nhận những việc làm tốt của trẻ và động viên con kịp thời. Tất nhiên, đôi khi trừng phạt vẫn là cần thiết, nhưng nếu sử dụng quá mức biện pháp này có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng, bất lực hay bực bội.

Kỷ luật theo từng giai đoạn

Nuôi dạy con là hành trình đầy thách thức và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Ngay từ thời kỳ sơ sinh, cha mẹ đã có thể đặt ra khuôn khổ phù hợp để luyện cho con khả năng thích nghi với hoàn cảnh. Một số giai đoạn phát triển đòi hỏi hình thức kỷ luật cao hơn, như khi tập cho bé ăn, đi vệ sinh hay lên giường đi ngủ… Kỷ luật phải được xây dựng trên nền tảng yêu thương, tin cậy, tôn trọng và phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ.

phat-tre-2607-1407904077.jpg

Ảnh minh họa: Preschooler.thebump.com.

Sơ sinh đến 1 tuổi:

Trẻ nhỏ thường thích ứng tốt với hoạt động quen thuộc, diễn ra theo lịch trình. Lúc này có thể tập cho con thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc.

Khi bé lớn hơn, bạn có thể giúp con học kiểm soát cơn cáu giận bằng cách không bế con ngay khi bé khóc.

Lớn hơn nữa, hãy để con tự ru mình vào giấc ngủ. Điều này giúp bé tự xoa dịu cảm xúc.

1-2 tuổi:

Đây là lúc trẻ bắt đầu thể hiện ý muốn của mình. Bạn cần kiên nhẫn, kỷ luật ở giai đoạn này có thể giúp con tránh được tai nạn và hạn chế những lời nói hay hành động thô bạo.

Vì trẻ chưa đủ lớn để hiểu những lời chỉ dẫn đơn giản, hãy vừa nói vừa minh họa bằng hành động. Ví dụ, nếu bé chạm vào đồ vật dễ vỡ trên giá, hãy nói “Không” với thái độ cương quyết. Sau đó, đưa con sang phòng khác hay cho bé chơi thứ gì khác. Hãy ở bên con để bé không thấy sợ vì bị bỏ rơi.

2 - 3 tuổi:

Giai đoạn này được gọi vui là thời kỳ "hãi hùng bé lên 2". Trẻ vật lộn để dành tự do và nổi cáu khi nhận ra mình bị hạn chế. Điều này có thể dẫn tới những cơn nóng giận khủng khiếp. Một lần nữa, cha mẹ cần bình tĩnh quan sát và đặt ra những khuôn khổ cần thiết.

Các chỉ dẫn đơn giản bằng lời sẽ không đủ mạnh. Sau mỗi lời chỉ dẫn bạn cần đưa con tới chỗ khác hoặc làm mẫu về cách hành xử mong đợi.

3-5 tuổi:

Trẻ đáp ứng tốt với mệnh lệnh cương quyết và việc làm gương. Bé có thể dễ dàng làm theo chỉ dẫn và học theo cách cư xử của cha mẹ, thầy cô. Khen ngợi khi bé làm việc tốt để khuyến khích và củng cố hành vi này.

Có thể áp dụng biện pháp phạt "Time-out" nếu bé mất kiểm soát.

Phạt Time-out

Sự chú ý của cha mẹ, kể cả dưới hình thức phạt, cũng có thể trở thành phần thưởng đối với bé. Kết quả là trẻ sẽ tái phạm để được chú ý. Phương pháp time-out tước đi sự chú ý này, khiến trẻ giảm bớt mong muốn lặp lại hành động không đúng.

Khi time-out, trẻ bị cách ly tạm thời với môi trường nơi diễn ra hành vi không phù hợp. Cha mẹ có thể chọn cho con một chỗ ngồi yên tĩnh, chẳng hạn một chiếc ghế ở góc phòng, một chiếc thảm nhỏ, một bậc thang…

Time-out cần được cha mẹ thực hiện một cách kiên trì, không biểu cảm. Khu vực này phải hoàn toàn yên tĩnh, không có bất kỳ vật dụng gì bên cạnh và tránh xa những phiền nhiễu như TV, máy tính, hay các trò giải trí khác. Thời gian time-out bằng với tuổi của trẻ (chẳng hạn bé 3 tuổi cần thời gian time-out 3 phút) và tối đa là 5 phút. Có thể thực hiện nhiều lần time-out mỗi ngày.

Đặt đồng hồ đếm ngược bên cạnh. Nói rõ thời gian con phải ngồi ở khu vực time-out và chỉ rõ vì sao con bị phạt, chẳng hạn: “Con sẽ phải ngồi một mình ở đây 3 phút vì đã đánh chị”. Hãy phớt lờ trẻ, tuyệt đối không lên lớp hay giải thích gì với con khi time-out. Sau khi kết thúc thời gian phạt, hãy thay đổi không khí và cư xử với bé như bình thường. Đừng đả động gì đến lỗi của con, cứ coi như chưa có chuyện gì. Time-out sẽ không giúp chấm dứt hoàn toàn các hành vi sai trái của trẻ nhưng có thể khiến chúng ít xảy ra hơn.

6-12 tuổi

Trong giai đoạn này, con bạn trở nên độc lập hơn. Trẻ dành nhiều thời gian cho bạn bè và việc học hành. Cha mẹ có thể giám sát, làm gương và cương quyết khi áp dụng các biện pháp kỷ luật.

Hình thức kỷ luật phù hợp bao gồm cắt hoặc trì hoãn một số quyền lợi (ví dụ không internet hoặc không TV trong một ngày), phạt time-out và áp dụng hệ quả.

Nếu có thể, hệ quả phải "logic" hoặc "trung tính". Ví dụ về hệ quả logic: “Con cư xử như đang rất mệt, vì vậy tối nay con sẽ đi ngủ sớm hơn 30 phút”. Ví dụ về hệ quả trung tính: Cứ để 2 bàn tay bị lạnh một chút nếu con không chịu đeo găng tay (nhưng vẫn mang găng tay bên mình).

Giải thích rõ cho con về nguyên tắc kỷ luật. Nếu trẻ tái phạm, hãy cảnh báo trước về hệ quả logic của sai phạm này trước khi áp dụng.

Giữ sự uy nghiêm với con trẻ, tránh việc nói suông vì điều này khiến trẻ "nhờn". Chẳng hạn, nếu bạn nhắc con đi ngủ sớm nhưng đến giờ con vẫn không lên giường và bạn không có hành động gì thì những lần nhắc nhở tiếp theo sẽ chẳng mấy giá trị.

13-18 tuổi

Tăng cường trò chuyện, chia sẻ với con. Luôn bên con và sẵn sàng giúp đỡ khi con cần. Cư xử công bằng nhưng kiên định. Không xem nhẹ hay trầm trọng hóa các vấn đề. Tránh "lên lớp" hoặc dự đoán về những điều tồi tệ.

Đưa ra thỏa thuận miệng với con, kiểm tra sát sao việc tuân thủ các giao kèo cơ bản và đặt ra hệ quả logic. Ví dụ, nếu con làm hỏng xe, hệ quả sẽ là con phải bỏ tiền ra sửa. Điều này dạy trẻ biết chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Cách đưa ra nguyên tắc và áp dụng hệ quả

- Khen ngợi các hành vi tích cực khi có thể.

- Tránh dọa dẫm suông mà không áp dụng hệ quả.

- Kiên trì với các biện pháp kỷ luật.

- Bỏ qua những sai phạm không quá quan trọng.

- Đặt ra giới hạn hợp lý.

- Chấp nhận hành vi phù hợp với lứa tuổi.

- Áp dụng hệ quả tức thì với trẻ nhỏ.

- Cố gắng tỏ ra "vô cảm" khi áp dụng hệ quả.

- Không la mắng, hò hét con.

- Bày tỏ tình yêu và sự tin tưởng với trẻ sau khi áp dụng hệ quả. Như vậy con sẽ hiểu việc cha mẹ làm là nhắm tới hành vi không mong muốn chứ không phải bản thân trẻ.

Lê Mai (Theo About Kids Health)


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
UBND HUYỆN NINH GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG ĐỨC Hồng Đức, ngày 26 tháng 2 năm 2024 BÀI TUYÊN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG BÁN TRÚ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 53 phút - Ngày 26 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Vào ngày 24/3/2024, 2 đồng chí Nguyễn Thị Thúy và Phạm Thị Hương chi đoàn trường Tiểu học Hồng Đức tham dự Giải cầu lông Thanh thiếu niên xã Hồng Đức - Kỉ niệm 93 năm ngày thành lập ĐTN 26/3 ... Cập nhật lúc : 20 giờ 55 phút - Ngày 24 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Vào ngày 21/3/2024 tại khách sạn Đồng Xanh, cán bộ quản lí và váo viên Tiếng Anh của các trường Tiểu học trên địa bàn huyện tỉnh Hải Dương tham dự Tập huấn hướng dẫn khai thác hệ sinh thái h ... Cập nhật lúc : 19 giờ 26 phút - Ngày 24 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch số 364/LN-SGD&ĐT-SYT của ngành GD&ĐT và Sở y tế ngày 27/02/2024 về thực hiện Dự án Chăm sóc mắt học đường mở rộng tỉnh Hải Dương năm học 2024 và kế hoạch số 425/KH-SGDĐT n ... Cập nhật lúc : 23 giờ 55 phút - Ngày 23 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch chuyên đề năm học 2023-2024 của trường TH Hồng Đức, sáng ngày 8/3, Tổ 4- 5 thực hiện tiết dạy áp dụng chuyên đề "Dạy học theo hướng giúp học sinh lớp 5 tiếp cận với cách h ... Cập nhật lúc : 17 giờ 12 phút - Ngày 23 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Ông bà ta đã có câu “Nét chữ, nết người”. Việc rèn chữ đẹp cho các em học sinh ở cấp Tiểu học - nơi ươm mầm cho những nét chữ đầu đời để giúp cho các em biết trân trọng mỗi chữ mình viết ra. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 19 phút - Ngày 23 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch năm học và công văn chỉ đạo số 57/PGDĐT ngày 29/01/2024, ngày 3/3/3024 trường Tiểu học Hồng Đức tổ chức chuyến tham quan trải nghiệm thực tế cho cán bộ, giáo viên, nhân vi ... Cập nhật lúc : 23 giờ 34 phút - Ngày 22 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Năm nay, tiếp tục với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”, Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 năm 2024 là dịp để các ngành, các cấp, các đoàn thể tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, các ... Cập nhật lúc : 15 giờ 27 phút - Ngày 19 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA XUÂN-HÈ Kính thưa các thầy, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến. Hàng năm cứ vào thời điểm giao mùa xuân-hè, nhiệt độ thay đổi thấ ... Cập nhật lúc : 14 giờ 22 phút - Ngày 19 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 26/3 là một ngày đặc biệt. Đây không chỉ đơn thuần là ngày kỷ niệm mà còn mang ý nghĩa sâu sắc. Ngày này nhằm để tôn vinh sự trưởng thành của thế hệ trẻ cũng như khẳng định vai t ... Cập nhật lúc : 15 giờ 25 phút - Ngày 18 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 4 - giữa học kì 1 - Năm học 2018 - 2019
Đề kiểm tra Toán lớp 4 - giữa học kì 1 - Năm học 2018 - 2019
Đề Khoa học lớp 4 Cuối Kì 2 năm học 2017-2018
Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 1 năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Toán lớp 1 năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Toán lớp 2 năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Toán lớp 3 năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Toán lớp 4 năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Toán lớp 5 năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra GKI môn Toán lớp 2 năm học 2013-2014
Đề kiểm tra GKI môn Toán lớp 3 năm học 2013-2014
123
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Kế hoạch Tổ chức Hội thi GVG năm học 2018 - 2019
QĐ Thành lập Ban đề thi Hội thi GVG năm học 2018 - 2019
QĐ Thành lập BTC Hội thi GVG năm học 2018 - 2019
Danh sách tuyển sinh Lớp 1 năm học 2018 - 2019
QĐ thành lập Hội đồng tuyển sinh năm học 2018 - 2019
Kế hoạch tuyển sinh năm học 2018 - 2019
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2012 - 2013
Mẫu đánh giá, xếp loại Cán bộ, giáo viên , nhân viên năm học 2012 - 2013 của PGD
Hướng dẫn của Công Đoàn giáo dục huyện V/v xét trợ cấp Hưởng ứng năm gia đình Việt Nam năm 2013 và Tháng hành động vì Trẻ em, Ngày gia đình Việt Nam trong CNVC, LĐ
Kết quả giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 năm học 2012 - 2013
Kết quả xếp giải Viết chữ đẹp cấp huyện năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp huyện + Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự PGD)
Kế hoạch giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 của Phòng GD&ĐT Bình Giang
Kế hoạch + Lịch kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013
12